Hành trình của tấm Văn Bia Đức Quốc Công
CÁI BIA CỦA ĐỨC QUỐC CÔNG

Đức Quốc Công là công thần của bà hoàng thái thái hậu, mẹ vua Tự Đức mà tôn hiệu là Từ Dũ, quê ở Gò Công. Tưởng cũng nhiều người biết rõ sự tích ấy và biết nhà Thích lý (*) họ Phạm và nhà thờ của ông đức quốc công ở tại Gò Công, cách châu thành chừng ít cây số.
Mới đây chúng tôi có tiếp được ông Phạm Đăng Trung là người giám thủ nhà thờ của đức quốc công đến nói chuyện tấm mộ bia như vầy:
Cách chừng 70 năm nay, trước khi nhượng giao Nam Kỳ cho chánh phủ Lang Sa, ông Phan Thanh Giản, lúc ấy làm Nam Kỳ kinh lược và ông Trương Tác Dụng có làm một bài minh chạm vào đá cẩm thạch, rồi dựng trước mộ của đức quốc công. Bia ấy đề ngày tháng chạp niên hiệu Tự Đức thứ mười.
Từ khi dựng bia đến sau, vật đổi sao dời, quan Phan Thanh Giản nhượng Nam Kỳ cho Chánh phủ Pháp rồi uống thuốc độc mà tử tiết, ông lãnh Tân lén lấy đầu thầy là ông lãnh Định giúp nhà nước Lang Sa dẹp yên đám giặc Tháp Mười; từ ấy nhẫn nay sao dời vật đổi, không biết vì duyên cớ gì mà tấm bia ấy ngày nay lại đương đứng sững ở trong đất thánh Tây.
Ông Phạm Đăng Trung thấy vậy có viết thơ cho quan Thống đốc Nam Kỳ và Triều đình Huế mà xin phải giao tấm bia ấy lại cho từ đường họ Phạm gìn giữ. Chánh phủ trả lời rằng đồ trong đất thánh tây là thuộc về của thành phố Sài Gòn. Ông Phạm Đăng Trung lật đật lại xã tây(*). Song chưa gặp đặng ông Rouelle.
Ông Phạm Đăng Trung còn xin thành phố Sài Gòn phải bôi mấy hàng chữ tây trên tấm bia ấy và sửa bài minh lại y như cũ rồi cho đem lại nhà thờ của ông đức quốc công, ông Phạm Đăng Trung mới chịu lãnh.
Sao mà tấm bia ấy lại lạc vào trong đất thánh Tây? Để đến kỳ sau chúng tôi sẽ tra xét và lấy hình mà đăng lên báo.
Hôm nay chúng tôi chỉ xin chánh phủ và ông Rouelle là người đã có tiếng yêu người An Nam nên mau mau đem tấm bia ấy mà giao lại cho Phạm từ đường.
Ai ăn ai thua, ngày nay cũng đã phân minh rồi, thành phố Sài Gòn có giữ chi lại cái dấu tích đường tên mũi súng!
Mà tôi tưởng mấy ông hội đồng thành phố An Nam cũng nên can thiệp vào vụ này. Chúng tôi chờ mấy ông lắm.

Tân Việt
Đông Pháp thời báo,
Sài Gòn, s. 731 (14.6.1928)

(*) thích lý: nơi ở của họ ngoại nhà vua (theo Đào Duy Anh, Sđd.)
(*) Xã tây: từ thông tục, thường được dùng trên báo chí đương thời, trỏ nơi đóng các cơ quan công quyền của chính quyền Pháp tại thuộc địa.

http://lainguyenan.free.fr/pk1928-cauchuyen/cazibia.html


--------------------------------------------------------------------------------------------














Gò Công ngày cũ
ÔI MỘT TRANG SỬ !
Nhân đọc bài thơ về ĐẤT PHƯỢNG HOÀNG của Trần Đỗ Liêm ở trên, tôi chợt nhớ có một sự sai lầm trong sử liệu khi viết về khoa bảng của ông Phạm Đăng Hưng rằng ông đỗ Tú Tài khoa thi Hương khoa Bính Thìn 1784 (?).
Thoạt tiên là sai trên sách Gò Công Xưa và Nay cua tác giả Huỳnh Minh, rồi nhiều người viết về Phạm Đăng Hưng dùng tài liệu nầy, vô tình sai mà không nhận thấy.
Xin đọc phần trích một đoạn trong Chương: “Gò Công – Văn hóa Giáo dục thời mở cỏi” và thêm phần ghi chú của tôi dưới đây:

CÁC KỲ THI ƯU KHOA 1791 VÀ 1796 TẠI NAM KỲ
GÒ CÔNG CÓ 3 VỊ ĐẬU HẠNG ƯU

“Đồng thời, sau khi củng cố quyền bính ở Gia Định từ năm 1788, Nguyễn vương muốn có người khoa bảng phục vụ chế độ, nên tổ chức lần lượt hai khoa thi Tân Hợi 1791 và khoa thi Bính Thìn 1796 tại Gia Định. Đây là hai khoa thi đầu tiên của miền Nam bộ mở cỏi, nhằm lấy người đỗ hạng Ưu để bổ làm Nho học Huấn đạo phủ lễ sinh và người đỗ hạng Thứ được gọi là Nhiêu học (chỉ ở miền Nam ở hai khoa thi 1791 và 1796 mới có lấy đỗ Nhiêu học, người đậu hạng nầy gọi là ông Nhiêu như Nhiêu Lộc có tên con kinh trong TP HCM) để tuỳ việc phân bổ phục vụ việc hàn lâm. Người thủ khoa của những người đỗ ưu khoa Tân Hợi đầu tiên nầy là Ngô Tùng Châu học trò suất sắc của “Sùng Đức Tiên sinh” Võ Trường Toản. Thêm người đỗ hạng Ưu cùng khoa Tân Hợi 1791 cũng là người Gò Công, cũng là vị mưu sĩ của đạo quân Kiến Hòa của Võ Tánh là Nguyễn Hoài Quỳnh học trò giỏi của “Kiến Hòa Tiên sinh” Phạm Đăng Long mở trường dạy tại Thôn Tân Niên Đông, Huyện Kiến Hòa (tức Gò Công cũ).

Ngô Tùng Châu sau khi đỗ Thủ khoa được thăng Lễ bộ và được chọn làm thầy dạy Đông cung Nguyễn Phước Cảnh, cùng với Giám mục Bá Đa Lộc, Pigneau de Béhaine. Đây là công việc rất khó khăn và tế nhị, song Ngô Tùng Châu đã khéo léo vượt qua và với “sự học hành thuần chánh”, Ngô Tùng Châu hết lòng can răn, khiến Đông cung Cảnh nể trọng lắm. Sử sách đều đồng ý, Ngô Tùng Châu là tay văn học kiệt xuất, học trò giỏi nhất của Võ Trường Toản và ghi thêm là nhà giáo lớn ở Nam Bộ hồi nửa sau thế kỷ thứ 18.

Sau nầy, sự nghiệp của ông Ngô gắn chặt với ông Võ Tánh giữ thành Bình Định từ năm 1799 đến 1801; người uống thuốc độc, người ung dung nhìn ngọn lửa bừng lên, đều rạng tấm lòng son. Hơn hai trăm năm qua mà tấm can trường của hai người, dân Gò Công mãi nhớ, trong các đình làng, bài vị hai người được thờ, trong cúng tế, tước vị phong Thần của hai người được xưng tụng.

Nguyễn Hoài Quỳnh là học trò của Phạm Đăng Long, trước khi dự thi ưu khoa từng theo Võ Tánh lập đạo quân Kiến Hòa và theo Đạo quân nầy giữ thành Bình Định. Trốn thoát sau khi thành Bình Định thất thủ năm 1801, ông làm quan cho triều Nguyễn từng giữ tới chức Tả Tham tri bộ Hình kiêm lãnh Hình tào Bắc Thành.

Người thứ ba ở Gò Công, đỗ Ưu khoa Bính Thìn 1796 (*) là Phạm Đăng Hưng, con và học trò của Kiến Hoà Tiên sinh Phạm Đăng Long. Ông Phạm Đăng Hưng sau nầy hoạn lộ hanh thông làm tới chức Lễ bộ Thương thư triều vua Gia Long và Minh Mạng. Điều may mắn là ông sanh được một gái út Phạm Thị Hằng, sau làm bà Hoàng đức hạnh, làm rạng rở miền “Đất lành” nầy. Đó là Đức Thái Hoàng Thái Hậu Từ Dũ.

PHẦN GHI CHÚ (*) :

Tác giả Huỳnh Minh trong “Gò Công Xưa và Nay” ghi: Ông Phạm Đăng Hưng thi đỗ Tam Trường (Tú Tài) khoa thi hương năm Bính Thìn 1784, nhầm lẫn hai điểm :

Thứ nhứt Bính Thìn là năm 1796, còn năm 1784 là năm Giáp Thìn. Lại nữa năm 1784 là năm Chúa Nguyễn bị Tây Sơn đánh tan tác. Tây Sơn Nguyễn Huệ vào Nam cuối năm 1784 để đầu năm 1785 phá tan quân Xiêm ở Rạch Gầm Định Tường. Tình hình miền Nam có ổn định ở đâu mà Chúa Nguyễn hay Tây Sơn Nguyễn Lữ đóng ở Gia Định tổ chức khoa thi. Cái lầm nầy bây giờ ai viết về ông Phạm Đăng Hưng đều viết ông đậu năm Bính Thìn 1784 cả.

Cái lầm thứ hai, đã không có thi Hương thì làm gì có “Tam Trường” là Tú Tài.
Theo Quốc Triều Chánh Biên xác nhận ông Phạm Đăng Hưng đậu kỳ thi Ưu khoa thứ nhì năm Bính Thìn 1796. Ưu khoa tương đương Hương khoa sau nầy và người đậu ưu tương đương “Cử nhân” Hương khoa. Vì ai cũng biết từ năm 1788 Chúa Nguyễn mới chiếm lại trọn vẹn miền Gia Định, chúa mới tổ chức được 2 khoa thi 1791 và 1796 như trên. Vã lại nếu ông Phạm Đăng Hưng đậu có Tú Tài mà làm quan tới Lễ Bộ Thượng Thư. Được à? Nên nhớ ông là Lễ Bộ Thượng Thư trước khi con gái ông là Bà Phạm Thị Hằng nhập cung năm 1824 cùng năm ông mất, để sau thành Đức Bà Từ Dũ.

Xin tôn trọng người xưa và nên biết “Sử” mà tránh ghi cái sai của người viết trước!

CÁC KỲ THI ƯU KHOA 1791 VÀ 1796 TẠI NAM KỲ

GÒ CÔNG CÓ 3 VỊ ĐẬU HẠNG ƯU

Từ năm 1788, Nguyễn vương muốn có người khoa bảng phục vụ chế độ, nên tổ chức lần lượt hai khoa thi Tân Hợi 1791 và khoa thi Bính Thìn 1796 tại Gia Định nhằm lấy người đỗ hạng Ưu để bổ làm Nho học Huấn đạo phủ lễ sinh

1. Ngô Tùng Châu học trò suất sắc của “Sùng Đức Tiên sinh” Võ Trường Toản.
2. Nguyễn Hoài Quỳnh học trò giỏi của “Kiến Hòa Tiên sinh” Phạm Đăng Long
3. Phạm Đăng Hưng, con và học trò của Kiến Hoà Tiên sinh Phạm Đăng Long

Tôi viết lại đoạn nầy để kính tặng thầy Phạm Đăng Phùng, thầy cũ của anh Hoàng Ngọc Hùng, hiện ở Đà Lạt, trực hệ của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng – Gò Công

Phan Thanh Sắc
Nét Huế ở Gò Công
Một số bài viết về Lăng Hoàng Gia
1

Xứ biển Gò Công
Nếu có dịp tới Tiền Giang, mời du khách ghé thăm 2 điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh, đó là: Lăng Hoàng Gia và Di tích khảo cổ Gò Thành.

Lăng Hoàng Gia là một di tích lịch sử thuộc triều Nguyễn, tọa lạc tại Giồng Sơn Quy (Gò Rùa), ngày nay thuộc ấp Hoàng Gia, xã Long Hư­ng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Ông Võ Thành Sơn, ngư­ời quản lý Khu Di tích lăng Hoàng Gia cho biết: Dòng họ Phạm đã sống lâu đời ở đất Gò Công. Ông Phạm Đăng Khoa là ngư­ời khai hoang lập nghiệp ở xứ này.
Phạm Đăng Hưng là hậu duệ đời thứ tư­, ông làm quan dư­ới triều Minh Mạng. Nhân dân thường gọi là ông “Ba Bị" vì lúc làm Điền Tuấn Quan, đi đâu ông cũng mang theo ba bị hạt ngũ cốc để phân phát cho nông dân nghèo những khi thiên tai, hạn hán, bão lụt. Phạm Đăng Hưng sinh năm 1764 tại Giồng Sơn Quy. Năm 1825, Phạm Đăng H­ưng bị bệnh mất tại Huế, đ­ược Vua Minh Mạng thăng hàm Vinh lộc đai phu, Trụ quốc hiệp biên, Đại học sĩ, Thụy Trung Nhã và đưa về an táng tại Sơn Quy.
Lăng mộ Phạm Đăng Hư­ng tọa lạc trên một gò cao có dáng mu rùa, mộ xây theo tam cấp, tứ trụ, diện tích hơn 800m². T­ương truyền thi thể Phạm Đăng H­ưng được chôn ngồi. Trước mộ có tấm bia đá Cự Thạch. Năm 1849, Phạm Đăng Hưng được Vua Tự Đức gia phong, truy tặng Đặc tiến Kim Tử - Vinh Lộc Đại phu Thái bảo Cần Chánh Điện, Đại học sĩ, t­ước Đức quốc Công. Ông là ông ngoại vua Tự Đức, cha của Hoàng thái Hậu Từ Dũ, tước Đức quốc công, nên nhà thờ ông đ­ược sửa sang theo kiến trúc và nghi thức cung đình, có đặt nhiều biển đại tự để thờ:
Gian chính giữa thờ Đức quốc Công Phạm Đăng Hưng.
Gian tả thờ ông Phạm Đăng Long là cha của Phạm Đăng Hư­ng.
Gian tả ngoài cùng thờ ông Phạm Đăng Tiên (cố).
Gian hữu thờ ông Phạm Đăng Dinh (nội).
Gian cuối bên hữu thờ ông Phạm Đăng Khoa (sơ).
Nhà thờ và mộ Phạm Đăng H­ưng là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn, mang đậm phong cách truyền thống dân tộc qua các mảng chạm khắc trên mộ và trang trí bên trong nhà thờ bằng những điển tích rút ra từ "tứ linh tứ quý" theo quan niệm phong thuỷ của ng­ười Á Đông. Toàn bộ nhà thờ nằm trọn trong khuôn viên mát mẻ, có khá nhiều cây sứ cổ thụ, hoa lá cảnh vật bao bọc theo kiểu không gian nhà vư­ờn xứ Huế.

http://www.vietbalo.vn/Tin_tuc_CT.aspx?id=3&id_i=1259



2

Lăng Hoàng Gia Gò Công, Tiền Giang được xây dựng vào năm 1826. Đây là khu lăng mộ và đền thờ của ông Phạm Đăng Hưng, ông ngoại Vua Tự Đức và là thân phụ của bà Từ Dũ thái hậu. Phạm Đăng Hưng là người Gò Công, ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa.

Sau khi thi đỗ Tam trường, với văn tài lỗi lạc, đặc biệt ông nổi tiếng hiền đức, siêng năng, nên được bổ nhiệm về kinh giữ chức Lễ Bộ Thượng Thư. Trong thời gian làm việc cho triều đình Huế, ông lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như chưởng trưởng đà sự (trông coi đê điều), Lập xã Thương (lo cứu đói cho nhân dân), Quản Khâm Thiên Giám (phụ trách Thiên văn) và Quốc Sử quán tổng tài (người chỉ huy việc viết sử.
Không những chỉ cá nhân ông giữ những chức vụ quan trọng mà các người con của ông cũng làm quan to trong triều đình.
Vua Minh Mạng rất khâm phục tài và đức của ông nên đã gả con gái cho con trai ông là Phạm Đăng Thuật, phong tước Phò Mã đô uý đồng thời Vua Minh Mạng cũng đã cho Thái tử Miêu Tông kết hôn cùng con gái ông là Phạm Thị Hằng (tức là bà Hoàng Thái Hậu Từ Dũ – sinh năm 1910 tại Giềng Sơn Quy – Gò Công). Khi vua Minh Mạng qua đời, Miêu Tông lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
Mùa hạ năm 1825, ông Phạm Đăng Hưng thọ bệnh mất tại Huế, được mang về an táng tại quê nhà. Năm 1849, ông được Vua Tự Đức truy phong tước Đức Quốc Công. Khu Lăng mộ của ông đựơc người dân địa phương gọi là Lăng Hoàng Gia.
Lăng Hoàng Gia nằm cách thị xã Gò Công khoảng 2km, được xây dựng trong nhiều năm liền trên diện tích gần 3.000m2. Lăng được xây dựng bởi bàn tay khéo léo của những người thợ địa phương kết hợp với bàn tay tài hoa của các nghệ nhân cung đình từ Huế được phái vào, nên lăng mang những nét đặc trưng và phong cách của kiến trúc cung đình Huế.

Lăng không thật đồ sộ nhưng cũng không quá uy nghiêm như các lăng mộ của các quan đại thần khác. Nhiều người đến thăm lăng đều ngạc nhiên khi thấy kiến trúc của lăng phần nào giống kiến trúc của nhà ở. Chính điều này đã tạo cảm giác gần gũi và ấm cúng. Nét độc đáo của lăng là nghệ thuật chạm khắc.
Từ các ba-lam gỗ cho đến các phù điêu trong từ mặt ngoài của lăng đều được chạm khắc sắc sảo, gãy gọn, toát lên vẻ tôn nghiêm rất mực của một khu mộ, nơi yên nghỉ của một trong những văn thần nổi tiếng của triều Nguyễn. Với nghệ thuật kiến trúc thuộc loại bậc thầy, lại hài hoà với thiên nhiên, Lăng Hoàng Gia xứng đáng là một trong những di sản kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn phong cách cung đình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.




3

Lăng hoàng giaẤp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công(Bộ VHTT công nhận di tích quốc gia, quyết định số 3959 QĐ/BT ngày 2/12/1992)Khu Lăng Hoàng Gia đã được tô màu đỏ trên bản đồ địa chính, được ghi là "toàn bộ khu di tích nằm trên thửa đất số 822 và 821" (trích theo biên bản quy định khu vực bảo vệ di tích ngày 18/9/1992 tại Văn phòng UBND thị xã Gò Công).

Lăng Hoàng Gia Gò Công, Tiền Giang được xây dựng vào năm 1826. Đây là khu lăng mộ và đền thờ của ông Phạm Đăng Hưng, ông ngoại Vua Tự Đức và là thân phụ của bà Từ Dũ thái hậu. Phạm Đăng Hưng là người Gò Công, ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa [giồng Sơn Quy), ông có tư chất thông minh, tướng mạo tuấn tú lớn lên ông cùng Ngô Tùng Châu theo học chữ Nho thầy Võ Trường Toản. Dòng họ Phạm là dòng họ sống lâu đời ở Gò Công. Phạm Đăng Khoa là người khai cơ lập nghiệp của dòng họ ở đây. Mộ chí của ông còn tại Giồng Sơn Quy. Đến đời thứ tư của họ Phạm có Phạm Đăng Hưng, người làm quan dưới 2 triều Gia Long và Minh Mạng. Ông là người có lòng giúp đỡ dân nghèo trong lúc thất bát vì thiên tai địch họa. Nhân dân thường gọi ông là "Ba Bị" vì lúc làm "Điền tuấn quan", đi đâu ông cũng mang ba bị hạt ngũ cốc để phân phát cho dân nghèo.
Năm 1784, Phạm Đăng Hưng đỗ Tam trường, đang chuẩn bị thi tứ trường thì bị bệnh nên ông về quê làm ruộng. Nhưng do văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức nên được bổ làm quan "Lễ Sinh Nội Phủ" của triều Nguyễn.

Qua nhiều lần thăng giáng chức vì bị gièm pha ông suýt mang trọng tội. Nhờ tận tụy, nhã nhặn, Phạm Đăng Hưng đã được bổ vào các chức:
- Chưởng tưởng dã sự (trông coi đê điều)
- Quan thâm thiên giám (trông coi thiên văn)
- Lập xã Thương (lo cứu đói cho nhân dân)
- Quốc sử quán tổng tài (đứng đầu cơ quan viết lịch sử).
Không những chỉ cá nhân ông giữ những chức vụ quan trọng mà các người con của ông cũng làm quan to trong triều đình.
Vua Minh Mạng rất khâm phục tài và đức của ông nên đã gả con gái cho con trai ông là Phạm Đăng Thuật, phong tước Phò Mã đô uý đồng thời Vua Minh Mạng cũng đã cho Thái tử Miêu Tông kết hôn cùng con gái ông là Phạm Thị Hằng (tức là bà Hoàng Thái Hậu Từ Dũ – sinh năm 1910 tại Giềng Sơn Quy – Gò Công). Khi vua Minh Mạng qua đời, Miêu Tông lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
Năm 1824, Phạn Đăng Hưng bị bệnh mất tại Huế, được vua Minh Mạng thăng hàm "Vinh lộc đại phu, trụ quốc hiệp biên, Đại học sỹ, Thụy Trung Nhã" và đưa về an táng tại Sơn Quy. Năm 1849, Tự Đức gia tặng "Đặc tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại phu thái bảo Cần Chánh Điện, Đại học sỹ, tước Đức Quốc Công". Ông là cha của Hoàng thái Hậu Từ Dũ, ông ngoại vua Tự Đức, nên triều đình còn cấp cho dòng họ Phạm nhiều ruộng đất bổng lộc. Toàn bộ di tích lăng Hoàng Gia nằm trên đất Giồng Sơn Quy (là nơi có gò đất cao như mu rùa nên dân gọi là gò Rùa). Tự Đức là Sơn Quy, lấy ý nghĩa trong khoa địa lý "cao nhất xích vi sơn", mang kỳ vọng cho họ ngoại của vua được lâu bền.
Lăng Hoàng Gia nằm cách thị xã Gò Công khoảng 2km, được xây dựng trong nhiều năm liền trên diện tích gần 3.000m2. Lăng được xây dựng bởi bàn tay khéo léo của những người thợ địa phương kết hợp với bàn tay tài hoa của các nghệ nhân cung đình từ Huế được phái vào, nên lăng mang những nét đặc trưng và phong cách của kiến trúc cung đình Huế.
Mộ dòng họ Phạm và Phạm Đăng Hưng chôn theo một trục dài đối xứng nhau, toàn bộ đều làm bằng hồ ô đước không chạm khắc. được bao bọc xung quanh lớp tường dày 80cm, cao 90cm. Nhìn tổng thể khu mộ ta thấy mộ Phạm Đăng Hưng đứng đầu, trên một gò cao có dáng mu rùa, mộ xây theo tam cấp, tứ trụ, gồm 2 vòng biểu hiện cho tam tài, diện tích hơn 800m2. Mộ không xây theo kiểu "Ngưu phanh, mã phục" (trâu nằm, ngựa qùy) như mộ dành cho quan võ. Mộ xây theo dáng "Đỉnh trụ" (chóp đỉnh) như chiếc nón lá buông lỏng nhờ tám cánh tượng trưng như búp sen. Nhìn chung như cái đỉnh, dạng này ít thấy ở mộ cổ. Tương truyền thi thể Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi. Mộ chôn theo nội quan ngoại quách bao bọc. Trước mộ có tấm bia đá Cẩm Thạch hai bên có gắn các mảnh sứ cổ Trung Quốc (nay đã vỡ nát). Nội dung khắc trong bia nói về chức tước được phong của Phạm Đăng Hưng, (ghi bằng chữ Hán đọc được nhưng chưa dịch).

Nhà thờ Phạm Đăng Hưng được xây năm 1826, trên khu vườn đất rộng 2987m2, bao gồm nhà thờ chính, nhà khách, nhà kho, cổng tam quan và các công trình phụ tự khác bao bọc chung quanh.
Năm 1849 Tự Đức gia phong Phạm Đăng Hưng lên tước Đức Quốc, đồng thời truy tặng ngữ đại họ mẹ Tự Đức. Do đó, nhà thờ được sửa sang theo quy mô nghi thức cung đình, được đặt nhiều biển đại tự để thờ:

- Gian chính giữa thờ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng.
- Gian tả thờ Phước An Hầu Phạm Đăng Long là cha của Phạm Đăng Hưng.
- Gian tả ngoài cùng thờ MƯ Khả Tự Phạm Đăng Tiên.
- Gian hữu thờ Bình thạnh Bà Phạm Đăng Danh
- Gian cuối bên hữu thờ Thiền sư Phạm Đăng Khoa.

Nhờ tiền của bà từ Dũ Thái Hậu trợ cấp để xây thêm nhà khách, nhà trà, tàu ngựa để tổ chức đại lễ đón sắc phong của vua từ Huế vào.
Nhìn chung nhà thờ và mộ Phạm Đăng Hưng là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn, có lẫn lộn kiến trúc Pháp, nhưng vẫn mang đậm nét kiến trúc truyền thống dân tộc qua các mảng trạm khắc trên Mộ và trang trí bên trong nhà thờ bằng những điển tích rút ra từ "tứ linh, tứ quý" trong bát bửu cổ đồ mà chỉ có người Aá Đông chúng ta quan niệm. Toàn bộ nhà thờ nằm trọn trong khuôn viên cây trái, hoa lá cảnh bao bọc theo kiểu kiến trúc cổ ở Huế, rõ nét Huế mà ta đang thấy ở nội thành Huế.

Hiện vật di tích Lăng Hoàng gia ngày nay không còn nhiều, đa phần là mất hết các di vật cổ có giá trị về mặt cổ vật và nghệ thuật. Chỉ còn lại những hiện vật mà kẻ gian không thể lấy được:

- Bia đá trong phần mộ Phạm Đăng Hưng có kích thước 160 x 120 x 15cm bằng đá hoa cương.
- 7 biển đại tự sơn son thiếp vàng, trên khung có chạm tứ quý được làm vào thời Thành Thái.
- Một khám thờ Phạm Đăng Hưng sơn son thiếp vàng chung quanh chạm tứ linh, tứ quý.
- Một long án chạm tứ linh trước bàn thờ Phạm Đăng Hưng, dài 1,2m rộng 1,2m chạm khắc rất tinh xảo nhưng đã bị dột nát hư hỏng phần dưới, còn lại 4 bàn thờ bằng cây mới được tạo lập sau này rất đơn giản.

Lăng không thật đồ sộ nhưng cũng không quá uy nghiêm như các lăng mộ của các quan đại thần khác. Nhiều người đến thăm lăng đều ngạc nhiên khi thấy kiến trúc của lăng phần nào giống kiến trúc của nhà ở. Chính điều này đã tạo cảm giác gần gũi và ấm cúng. Nét độc đáo của lăng là nghệ thuật chạm khắc.
Từ các ba-lam gỗ cho đến các phù điêu trong từ mặt ngoài của lăng đều được chạm khắc sắc sảo, gãy gọn, toát lên vẻ tôn nghiêm rất mực của một khu mộ, nơi yên nghỉ của một trong những văn thần nổi tiếng của triều Nguyễn. Với nghệ thuật kiến trúc thuộc loại bậc thầy, lại hài hoà với thiên nhiên, Lăng Hoàng Gia xứng đáng là một trong những di sản kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn phong cách cung đình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.





4


TRÊN BÁO HẬU GIANG
Lăng Hoàng Gia
Ngày cập nhật: 12-09-2008


Lăng Hoàng Gia là một di tích lịch sử thuộc triều Nguyễn, được xây vào năm 1826. Đây là khu lăng mộ và đền thờ của ông Phạm Đăng Hưng - ông ngoại vua Tự Đức và là thân phụ của Từ Dũ Thái hậu - vợ vua Thiệu Trị. Khu lăng mộ này tọa lạc tại ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, với diện tích khoảng 3.000 m2.

Phạm Đăng Hưng, tự Khiết Cự, người Gò Công, sinh năm 1764, tại Gò Rùa, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang (nay là ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công). Ông là người rất thông minh, ham học, văn võ song toàn và nổi tiếng là người hiền đức, siêng năng, liêm khiết, khiến cho vua Minh Mạng phải khâm phục, nể trọng. Năm 1784, ông thi đỗ Tam trường được bổ về kinh làm “Lễ bộ Thượng thư”. Sau đó, ông được giao giữ nhiều trọng trách quan trọng, như: Chưởng trưởng Đà sự, Quản khâm thiên giám, rồi Tổng tài quốc sử quán... Bốn người con của ông đều làm quan to trong triều. Ông được vua Minh Mạng kết thông gia, gả công chúa cho Phạm Đăng Thuật (con trai ông) và phong cho tước Phò mã đô úy. Đồng thời, vua cho Thái tử Miên Tông kết duyên cùng con gái ông là Phạm Thị Hằng (bà Từ Dũ). Về sau, Thái hậu Từ Dũ được xem như một bậc mẫu nghi thiên hạ.

Mùa hạ năm 1825, Phạm Đăng Hưng mất vì bệnh (thọ 61 tuổi), được đưa về Sơn Quy an táng. Năm 1849, ông được vua Tự Đức gia tặng “Đặc Tiến kim tử - Vinh Lộc đại phu Thái Bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ”, tước Đức Quốc Công.

Hiện nay, khu lăng mộ ông ngày đêm có người túc trực hương khói. Không gian bốn bề tĩnh lặng, không khí trong lành, nhiều cây cổ thụ rợp mát xung quanh nên nơi đây thường đón một lượng lớn du khách đến tham quan. Từ thị xã Gò Công du khách đi khoảng 3 km là đến khu lăng mộ này. Đường dẫn vào lăng mát rượi, yên tĩnh. Điều đập vào mắt du khách đầu tiên là cổng tam quan, phủ nhiều lớp rêu phong. Sau cổng này là nhà thờ bề thế, được cất theo kiến trúc cung đình. Tương truyền đây là ngôi đền do trưởng nam của Phạm Đăng Hưng là ông Phạm Đăng Tá cho xây dựng từ năm 1888 và được trùng tu vào năm Tân Dậu. Đền thờ gồm ba gian hai chái bằng gỗ quý để có nơi chăm lo hương khói. Bên trong rộng rãi, thoáng mát. Có nhiều cột gỗ to nâng mái nóc. Đặc biệt trong này còn có một hàng bài vị được sắp hàng ngang để thờ những người trong dòng tộc của ông. Trên nóc mái có tượng rồng tranh lấy quả châu, tạo thêm dáng vẻ uy nghiêm cho khu nhà thờ.

Cách nhà thờ khoảng 500 m, bên tay phải của du khách là phần mộ của ông. Phần mộ này được xây theo dạng đỉnh trụ hình nón lá buông của nông dân địa phương, xung quanh trang trí tám đóa sen. Bình phong ở giữa vòng rào quanh mộ được chạm nổi năm con sư tử, tượng trưng cho ngũ tước: công, hầu, bá, tử, nam - ngụ ý năm đời danh giá, điềm lành có kỳ lân xuất hiện. Tương truyền Phạm Đăng Hưng được chôn ở tư thế ngồi và trong quan ngoài quách. Lăng được tọa lạc trên một vùng đất gò cao ráo của toàn khu vực, có hình con rùa nên dân gian còn gọi Gò Rùa. Vua Tự Đức đổi thành Sơn Quy.

Với những giá trị về lịch sử, văn hóa mà khu lăng mộ mang lại, ngày 2-12-1992, Bộ Văn hóa Thông tin đã công nhận khu lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Hành trình đến Tiền Giang, Lăng Hoàng Gia là điểm đến không thể bỏ qua của mọi du khách.

Bài, ảnh: TRẦN KIỀU QUANG




5


Lăng Hoàng Gia tên gọi bao gồm mộ chí và nhà thờ dòng họ Phạm, là "Thích Lý" (họ ngoại của Tự Đức). Khu di tích này nằm tại Giồng Sơn Quy thuộc thị xã Gò Công. Nhân dân địa phương gọi di tích này là Lăng Hoàng Gia. Âấp có di tích này mang tên ấp Hoàng Gia, xã Sơn Quy, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Từ 1987, Lăng Hoàng Gia nằm trong ấp Hoàng Gia thuộc xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Nằm trọn trong xóm dân cư, Lăng Hoàng Gia ở địa thế thuận lợi cho đường ô tô đến di tích nên dễ quy hoạch thành nơi tham quan du lịch.

Dòng họ Phạm là dòng họ sống lâu đời ở Gò Công. Phạm Đăng Khoa là người khai cơ lập nghiệp của dòng họ ở đây. Mộ chí của ông còn tại Giồng Sơn Quy. Đến đời thứ tư của họ Phạm có Phạm Đăng Hưng, người làm quan dưới 2 triều Gia Long và Minh Mạng. Ông là người có lòng giúp đỡ dân nghèo trong lúc thất bát vì thiên tai địch họa. Nhân dân thường gọi ông là "Ba Bị" vì lúc làm "Điền tuấn quan", đi đâu ông cũng mang ba bị hạt ngũ cốc để phân phát cho dân nghèo.

Phạm Đăng Hưng sinh năm 1764 tại Giồng Sơn Quy, ông có tư chất thông minh, tướng mạo tuấn tú lớn lên ông cùng Ngô Tùng Châu theo học chữ Nho thầy Võ Trường Toản.

Năm 1784, Phạm Đăng Hưng đỗ Tam trường, đang chuẩn bị thi tứ trường thì bị bệnh nên ông về quê làm ruộng. Nhưng do văn tài lỗi lạc và nổi tiếng là người hiền đức nên được bổ làm quan "Lễ Sinh Nội Phủ" của triều Nguyễn.

Qua nhiều lần thăng giáng chức vì bị gièm pha ông suýt mang trọng tội. Nhờ tận tụy, nhã nhặn, Phạm Đăng Hưng đã được bổ vào các chức:

- Chưởng tưởng dã sự (trông coi đê điều)
- Quan thâm thiên giám (trông coi thiên văn)
- Quốc sử quán tổng tài (đứng đầu cơ quan viết lịch sử).

Năm 1824, Phạn Đăng Hưng bị bệnh mất tại Huế, được vua Minh Mạng thăng hàm "Vinh lộc đại phu, trụ quốc hiệp biên, Đại học sỹ, Thụy Trung Nhã" và đưa về an táng tại Sơn Quy. Năm 1849, Tự Đức gia tặng "Đặc tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại phu thái bảo Cần Chánh Điện, Đại học sỹ, tước Đức Quốc Công". Ông là cha của Hoàng thái Hậu Từ Dũ, ông ngoại vua Tự Đức, nên triều đình còn cấp cho dòng họ Phạm nhiều ruộng đất bổng lộc. Toàn bộ di tích lăng Hoàng Gia nằm trên đất Giồng Sơn Quy (là nơi có gò đất cao như mu rùa nên dân gọi là gò Rùa). Tự Đức là Sơn Quy, lấy ý nghĩa trong khoa địa lý "cao nhất xích vi sơn", mang kỳ vọng cho họ ngoại của vua được lâu bền.

Khu di tích bao gồm nhà thờ họ Phạm với diện tích 199m2, ngoài mộ Phạm Đăng Hưng và 6 ngôi mộ tổ họ Phạm còn có 8 ngôi mộ quan trọng khác chôn tại Sơn quy.

Mộ dòng họ Phạm và Phạm Đăng Hưng chôn theo một trục dài đối xứng nhau, toàn bộ đều làm bằng hồ ô đước không chạm khắc. được bao bọc xung quanh lớp tường dày 80cm, cao 90cm. Nhìn tổng thể khu mộ ta thấy mộ Phạm Đăng Hưng đứng đầu, trên một gò cao có dáng mu rùa, mộ xây theo tam cấp, tứ trụ, gồm 2 vòng biểu hiện cho tam tài, diện tích hơn 800m2. Mộ không xây theo kiểu "Ngưu phanh, mã phục" (trâu nằm, ngựa qùy) như mộ dành cho quan võ. Mộ xây theo dáng "Đỉnh trụ" (chóp đỉnh) như chiếc nón lá buông lỏng nhờ tám cánh tượng trưng như búp sen. Nhìn chung như cái đỉnh, dạng này ít thấy ở mộ cổ. Tương truyền thi thể Phạm Đăng Hưng được chôn ngồi. Mộ chôn theo nội quan ngoại quách bao bọc. Trước mộ có tấm bia đá CƯm Thạch hai bên có gắn các mảnh sứ cổ Trung Quốc (nay đã vỡ nát). Nội dung khắc trong bia nói về chức tước được phong của Phạm Đăng Hưng, (ghi bằng chữ hán đọc được nhưng chưa dịch).

Nhà thờ Phạm Đăng Hưng được xây năm 1826, trên khu vườn đất rộng 2987m2, bao gồm nhà thờ chính, nhà khách, nhà kho, cổng tam quan và các công trình phụ tự khác bao bọc chung quanh.

Năm 1849 Tự Đức gia phong Phạm Đăng Hưng lên tước Đức Quốc, đồng thời truy tặng ngữ đại họ mẹ Tự Đức. Do đó, nhà thờ được sửa sang theo quy mô nghi thức cung đình, được đặt nhiều biển đại tự để thờ:
- Gian chính giữa thờ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng.
- Gian tả thờ Phước An Hầu Phạm Đăng Long là cha của Phạm Đăng Hưng.
- Gian tả ngoài cùng thờ MƯ Khả Tự Phạm Đăng Tiên.
- Gian hữu thờ Bình thạnh Bà Phạm Đăng Danh
- Gian cuối bên hữu thờ Thiền sư Phạm Đăng Khoa.

Nhờ tiền của bà từ Dũ Thái Hậu trợ cấp để xây thêm nhà khách, nhà trà, tàu ngựa để tổ chức đại lễ đón sắc phong của vua từ Huế vào.
Năm 1889, sau khi Thành Thái lên ngôi, đang chuƯn bị vào thăm nên có tu sửa thêm nhà thờ và mộ Phạm Đăng Hưng, làm 5 tấm biển của Ngũ Tước, tường hồ và cổng bằng gạch theo phong cách phương Tây.
Nhìn chung nhà thờ và mộ Phạm Đăng Hưng là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn, có lẫn lộn kiến trúc Pháp, nhưng vẫn mang đậm nét kiến trúc truyền thống dân tộc qua các mảng trạm khắc trên Mộ và trang trí bên trong nhà thờ bằng những điển tích rút ra từ "tứ linh, tứ quý" trong bát bửu cổ đồ mà chỉ có người Aá Đông chúng ta quan niệm. Toàn bộ nhà thờ nằm trọn trong khuôn viên cây trái, hoa lá cảnh bao bọc theo kiểu kiến trúc cổ ở Huế, rõ nét Huế mà ta đang thấy ở nội thành Huế.

Hiện vật di tích Lăng Hoàng gia ngày nay không còn nhiều, đa phần là mất hết các di vật cổ có giá trị về mặt cổ vật và nghệ thuật. Chỉ còn lại những hiện vật mà kẻ gian không thể lấy được:

- Bia đá trong phần mộ Phạm Đăng Hưng có kích thước 160 x 120 x 15cm bằng đá hoa cương.
- 7 biển đại tự sơn son thiếp vàng, trên khung có chạm tứ quý được làm vào thời Thành Thái.
- Một khám thờ Phạm Đăng Hưng sơn son thiếp vàng chung quanh chạm tứ linh, tứ quý.
- Một long án chạm tứ linh trước bàn thờ Phạm Đăng Hưng, dài 1,2m rộng 1,2m chạm khắc rất tinh xảo nhưng đã bị dột nát hư hỏng phần dưới, còn lại 4 bàn thờ bằng cây mới được tạo lập sau này rất đơn giản.

Lăng Hoàng Gia là một di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của Nam Bộ nói chung và Gò Công nói riêng. Vì Phạm Đăng Hưng và dòng họ của ông là những người vào đây lập nghiệp từ đầu thế kỷ XVII, nên hiện nay còn một trong 4 đời của ông tại Sơn Quy.

Nhà thờ và mộ Phạm Đăng Hưng là công trình kiến trúc nghệ thuật hài hòa giữa Á và Âu, nhưng mang đậm nét truyền thống dân tộc, được thể hiện qua các mảng chạm khắc trong nhà thờ và trên mộ.

Khu Lăng Hoàng Gia đã được tô màu đỏ trên bản đồ địa chính, được ghi là "toàn bộ khu di tích nằm trên thửa đất số 822 và 821" (trích theo biên bản quy định khu vực bảo vệ di tích ngày 18/9/1992 tại Văn phòng UBND thị xã Gò Công)



6

Thăm Lăng Hoàng Gia
Trên báo sài gòn giải phóng

Lăng Hoàng Gia Gò Công, Tiền Giang được xây dựng vào năm 1826. Đây là khu lăng mộ và đền thờ của ông Phạm Đăng Hưng, ông ngoại Vua Tự Đức và là thân phụ của bà Từ Dũ thái hậu. Phạm Đăng Hưng là người Gò Công, ông sinh năm 1764 tại Gò Rùa.

Sau khi thi đỗ Tam trường, với văn tài lỗi lạc, đặc biệt ông nổi tiếng hiền đức, siêng năng, nên được bổ nhiệm về kinh giữ chức Lễ Bộ Thượng Thư. Trong thời gian làm việc cho triều đình Huế, ông lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như chưởng trưởng đà sự (trông coi đê điều), Lập xã Thương (lo cứu đói cho nhân dân), Quản Khâm Thiên Giám (phụ trách Thiên văn) và Quốc Sử quán tổng tài (người chỉ huy việc viết sử).

Không những chỉ cá nhân ông giữ những chức vụ quan trọng mà các người con của ông cũng làm quan to trong triều đình.

Vua Minh Mạng rất khâm phục tài và đức của ông nên đã gả con gái cho con trai ông là Phạm Đăng Thuật, phong tước Phò Mã đô uý đồng thời Vua Minh Mạng cũng đã cho Thái tử Miêu Tông kết hôn cùng con gái ông là Phạm Thị Hằng (tức là bà Hoàng Thái Hậu Từ Dũ – sinh năm 1910 tại Giềng Sơn Quy – Gò Công). Khi vua Minh Mạng qua đời, Miêu Tông lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị.

Mùa hạ năm 1825, ông Phạm Đăng Hưng thọ bệnh mất tại Huế, được mang về an táng tại quê nhà. Năm 1849, ông được Vua Tự Đức truy phong tước Đức Quốc Công. Khu Lăng mộ của ông đựơc người dân địa phương gọi là Lăng Hoàng Gia.

Lăng Hoàng Gia nằm cách thị xã Gò Công khoảng 2km, được xây dựng trong nhiều năm liền trên diện tích gần 3.000m2. Lăng được xây dựng bởi bàn tay khéo léo của những người thợ địa phương kết hợp với bàn tay tài hoa của các nghệ nhân cung đình từ Huế được phái vào, nên lăng mang những nét đặc trưng và phong cách của kiến trúc cung đình Huế.

Lăng không thật đồ sộ nhưng cũng không quá uy nghiêm như các lăng mộ của các quan đại thần khác. Nhiều người đến thăm lăng đều ngạc nhiên khi thấy kiến trúc của lăng phần nào giống kiến trúc của nhà ở. Chính điều này đã tạo cảm giác gần gũi và ấm cúng. Nét độc đáo của lăng là nghệ thuật chạm khắc.

Từ các ba-lam gỗ cho đến các phù điêu trong từ mặt ngoài của lăng đều được chạm khắc sắc sảo, gãy gọn, toát lên vẻ tôn nghiêm rất mực của một khu mộ, nơi yên nghỉ của một trong những văn thần nổi tiếng của triều Nguyễn. Với nghệ thuật kiến trúc thuộc loại bậc thầy, lại hài hoà với thiên nhiên, Lăng Hoàng Gia xứng đáng là một trong những di sản kiến trúc cổ mang đậm dấu ấn phong cách cung đình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay các công ty du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh như Lửa Việt, Nam Phương đều có chương trình tham quan Lăng Hoàng Gia kết hợp thăm đền thờ anh hùng Trương Định và các thắng cảnh ở vùng Gò Công. Giá tour từ 75.000 đồng đến 100.000đồng/người, đi về trong ngày. Còn nếu sử dụng phương tiện xe gắn máy, du khách có thể đi theo ngõ liên tỉnh 5, qua cầu Nhị Thiên Đường, đến Cần Đước, rồi từ đó qua phà Mỹ Lợi. Từ trung tâm TPHCM đến Lăng Hoàng Gia khoảng 60k

SGGP Online - 22/12/ 2004




7

Lăng Hoàng Gia: Quần thể kiến trúc độc đáo ở Gò Công


Lăng Hoàng Gia là nơi yên nghỉ của những người quá cố thuộc dòng họ Phạm Đăng – một dòng họ nổi tiếng ở Nam Bộ vào thế kỷ 18, 19. Khu lăng này tọa lạc trên gò Sơn Quy (nay thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) cách TP. Mỹ Tho khoảng 30km.




Cổng vào Lăng Hoàng Gia. Ảnh: Internet


Gò Sơn Quy là một giồng khá cao có hình dáng như một con Rùa nằm, khi đến Gò Công Phạm Đăng Dinh đã chọn đất này để sống và các đời kế tiếp của dòng họ Phạm cũng sinh sống tại nơi đây, đã có 13 người qua đời được xây lăng mộ tại đây trong khoảng thời gian 1811 đến đầu thế kỷ 20.
Đặc biệt, trong những lăng mộ đó là của Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng (ông ngọai của Vua Tự Đức) là một kiến trúc tâm điểm, độc đáo trong quần thể lăng mộ này. Phần mộ được xây dựng từ năm 1825, hình bát giác mang dáng dấp của một chiếc nón quan trong triều, khác với những mộ ở Nam Bộ.
Trước mộ có bốn trụ thấp cách điệu giữa búp sen va chiếc nón, ngoài ra bình phong được xây khá cầu kỳ, đường nét uyển chuyển làm cho ngôi mộ trở nên cổ kính và uy nghiêm.

Theo sử liệu, dòng họ Phạm có nguồn gốc như sau: cuối thế kỷ 17, tiến sĩ Phạm Đăng Khoa từ đất Thăng Long tránh loạn Trịnh Tùng theo Chúa Nguyễn từ Ái Tử (Quảng Trị) vào Phú Xuân (Huế), có vợ là Nguyễn Thị Dương rồi sinh được 3 con trai, sau đó ông mất tại Phú Xuân, thọ 91 tuổi. Con Phạm Đăng Khoa là Phạm Đăng Tiên, con trai của Phạm Đăng Tiên là Phạm Đăng Dinh, con trai thứ của Phạm Đăng Dinh là Phạm Đăng Long, con trai thứ của Phạm Đăng Long là Phạm Đăng Hưng. Phạm Đăng Hưng có vợ là Phạm Thị Dụ sinh được 2 người con trai và 1 người con gái là Phạm Thị Hàng, sau trở thành Chương Hoàng Hậu là vợ của Vua Thiệu Trị, mẹ của Vua Tự Đức, đây còn là một hiền phụ nổi tiếng Việt Nam thời đó. Hầu hết, những người con của họ Phạm đều là những nhà nho học và giữ chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Nguyễn.


Quang cảnh bên trong Lăng Hoàng Gia


Trong hợp thể kiến trúc tại Lăng Hoàng Gia còn có một kiến trúc quan trọng nữa là ngôi từ đường của dòng họ Phạm Đăng. Ngôi từ đường này được xây dựng năm 1826 gồm: một nhà thờ, nhà khách, nhà kho cùng các công trình phụ đều được làm bằng gỗ quý và trang trí đẹp.
Có thể nói đây là một quần thể kiến trúc xưa và lạ, bởi đây là nơi yên nghỉ của dòng họ làm quan nhiều đời và là họ ngoại của các ông vua Nguyễn. Du khách đến đây có thể tìm thấy được những di tích của một giai đoạn lịch sử đã qua ẩn hiện đâu đó trong từng phần của khu lăng mộ.