Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng
Tiểu sử :

Danh thần, tác giả Phạm Đăng Hưng thời chúa Nguyễn Phúc Ánh (阮 福 映) (tức Gia Long), tự Hiệt Củ, quê ở huyện Tân Hòa, tỉnh Gia Định, nay là thành phố Hồ Chí Minh.
Năm Bính Thìn (1796), ông đỗ tú tài trường thi Gia Định, được bổ làm Lễ sinh ở phủ, sung Cống sĩ Viên, rồi thăng Tham luận ở Vệ Phấn Võ, đem quân ra đánh Phú Yên. Khi trở về Gia Định, ông lại nhận lịnh theo Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Huỳnh Đức đem binh viện trợ cho nước Xiêm (Thái Lan) đánh bại Miến Điện.

Năm Kỷ Mùi (1799), ông làm Tham tri bộ Lại, nhưng thường theo quân đội làm Tham mưu. Đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi, ông từng được cử đi Thanh tra Trường thi Hương Kinh Bắc (1807). Rồi thăng dần Thượng thư bộ Lễ (1813), sung chức Tổng tài Quốc sử quán (1821). Vì ở bộ Lễ có điều sai phạm, ông bị ngưng chức một thời gian, rồi lại được bổ Học sĩ Viện Hàn lâm sau đổi làm Tham tri bộ Lại, coi sóc luôn Viện Hàn lâm kiêm Phó Tổng tài Quốc sử quán.

Năm Giáp Thân (1824), ông được phục chức Thượng thư bộ Lễ. Năm sau Ất Dậu (1825) ông mất, hưởng thọ 60 tuổi, được tặng tước Vinh Lộc Đại Phu, Trụ quốc Hiệp biện đại học sĩ, thụy Trung Nhã. Đến đời Tự Đức (嗣德; 1829-1883) năm Mậu Thân (1848), phong tặng ông là Đặc tấn Vinh lộc đại phu, Thái bảo, Cần chánh điện đại học sĩ, tước Đức Quốc Công.

Con gái của ông là Phạm Thị Hằng được tuyển vào cung hầu Đông cung thái tử (sau là vợ vua Thiệu Trị) đến đời Tự Đức tấn phong Từ Dũ hoàng thái hậu.

Ông có 4 người con, người con thứ tư là Phạm Đăng Thuật được chọn làm Phò mã Đô úy, giữ chức Lang trung bộ Lễ.


Tác phẩm :

Ông cùng với Tôn Thất Địch được lệnh vua sửa sang biên soạn lại:
Ngọc phả (Gia phả nhà vua) và phác thảo bộ:
Đại Nam thực lục (gọi tắt là Thực lục).

– Đại Nam thực lục (560 quyển) tập thể sử thần trong Quốc sử quán triều Nguyễn cùng biên soạn dưới quyền phác thảo đầu tiên của Tổng tài Phạm Đăng Hưng.

Bộ sử này chia ra làm 2 phần chính:

a. Đại Nam thực lục tiền biên (hay Liệt thánh thực lục tiền biên chép các sự việc của chúa Nguyễn bắt đầu từ Thái tổ Gia Dũ hoàng đế (Nguyễn Hoàng - Chúa Tiên) năm 1558 đến năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777).

Phần Tiền biên gồm 12 quyển.

b. Đại Nam thực lục chánh biên, gồm 66 quyển chép các sự việc theo thứ tự từng ngày kể từ Gia Long đến Đồng Khánh, gồm 7 đời vua, mỗi đời là một kỷ.


http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?key=Ph%E1%BA%A1m+%C4%90%C4%83ng+H%C6%B0ng&type=A0#p.8534.1
Labels: edit post
0 Responses

Post a Comment